Máy biến điện áp là một thiết bị có tác dụng cách ly phần sơ cấp với thứ cấp, nhiệm vụ biến đổi điện áp lưới từ trị số cao xuống trị số thấp, cung cấp cho thiết bị đo lường, bảo vệ, tự động hoá. Thường công suất của tải máy biến điện áp rất bé (vài chục đến vài trăm VA), đồng thời tổng trở mạch ngoài rất lớn có thể xem như máy biến điện áp thường xuyên làm việc không tải.
U1dm: Điện áp định mức sơ cấp.
U2dm: Điện áp định mức thứ cấp.
Là sai số lớn nhất về trị số điện áp khi nó làm việc trong điều kiện :
Cấp chính xác được chế tạo theo 1 trong các mức sau : 0,2 ; 0,5 ; 1,0 ; 3,0
Là công suất biểu kiến ở mạch thứ cấp với giả thiết điện áp ở thứ cấp là định mức.
Với Z là tổng trở ngoài của VT.
Sai số điện áp ΔU% của VT là do có thổn thất bên trong máy (bằng điện áp giáng ở bên trong VT) nên điện áp đo được bên thức cấp Kdm.U2 khác với điện áp thực tế bên sơ cấp U1, do vậy có sai số về trị số điện áp ∆U và sai số góc δ .
Sai số góc : Góc lệch pha giữa véc tơ điện áp U1 và vác tơ điện áp U2 gọi là sai số góc của máy biến điện áp; sai số này có thể âm hoặc dương tuỳ theo véc tơ Kdm.U2 nhanh hay chậm pha so với véc tơ U1.
Chế độ làm việc:
Các phụ tải của VT được mắc song song với nhau nên tải tăng thì tổng trở phụ tải giảm dẫn đến Itải tăng → ΔU tăng → sai số tăng.
Khi tổng trở phụ tải bằng ∞ ( Zpt = ∞) – hở mạch thứ cấp thì ΔU = 0 → sai số bằng không đây là điều kiện làm việc lý tưởng của VT.
Khi Zpt = 0 (ngắn mạch thứ cấp) dòng thứ cấp bằng dòng ngắn mạch rất lớn có thể đốt cháy VT do vậy thứ cấp của BU bao giờ cũng đặt các thiết bị bảo vệ chống ngắn mạch như cầu chảy, atomat.